Tại sao phải Kiểm định bình khí nén | Trình tự và các yêu cầu đạt chuẩn
Kiểm định bình khí nén là việc cần thiết trước và trong khi sử dụng bình chứa. Kiểm định bình khí nén hay còn gọi là bình chứa không khí nén, bình chịu áp lực. Quy trình kiểm định bình khí nén QTKĐ: 07-2016/BLĐTBXH. Kèm theo Thông tư số 54/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội.
Mục lục
Tại sao phải kiểm định bình nén khí:
- Lí do thứ nhất: Như đã nói trên, bình nén khí là một trong những thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt. Về an toàn lao động và vệ sinh lao động. Do đó chúng ta cần phải kiểm định bình nén khí.
- Lý do thứ hai: Để đảm bảo an toàn cho người lao động cũng như tránh tổn hại do các sự cố xảy ra.
- Lý do thứ ba: Làm tăng năng suất làm việc của thiết bị. Do sau quy trình kiểm định, sẽ khắc phục được các hư hại, hỏng hóc và từ đó đề ra các biện pháp khắc phục. Cũng như tăng hiệu suất làm việc của bình chứa khí nén. Cũng như Hệ thống máy nén khí, máy sấy khí.
Kiểm định bình khí nén phải thực hiện theo trình tự sau:
- Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài.
- Mặt bằng, vị trí lắp đặt bình chịu áp lực.
- Hệ thống chiếu sáng vận hành.
- Sàn thao tác, cầu thang, giá treo…
- Hệ thống tiếp đất an toàn điện, chống sét.
- Kiểm tra các thông số kỹ thuật trên nhãn mác của bình chịu áp lực so với hồ sơ lý lịch của bình.
- Kiểm tra tình trạng của các thiết bị an toàn, đo lường. Và phụ trợ về số lượng, kiểu loại, các thông số kỹ thuật so với thiết kế và tiêu chuẩn quy định.
- Các loại van lắp trên bình chịu áp lực về số lượng, kiểu loại. Các thông số kỹ thuật so với thiết kế và tiêu chuẩn quy định.
- Kiểm tra tình trạng các thiết bị phụ trợ khác kèm theo phục vụ quá trình làm việc của bình.
- Kiểm tra tình trạng mối hàn, bề mặt kim loại các bộ phận chịu áp lực của bình chịu áp lực. Khi có nghi ngờ thì yêu cầu cơ sở áp dụng các biện pháp kiểm tra bổ sung phù hợp để đánh giá chính xác hơn.
- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của lớp cách nhiệt (nếu có).
- Kiểm tra các chi tiết ghép nối.
Kiểm định bình chứa khí nén đạt yêu cầu khi:
- Đáp ứng các quy định theo Mục 3 của TCVN 6155:1996;
- Đáp ứng các quy định theo Mục 8 của TCVN 8366:2010;
- Không có các vết nứt, phồng, móp, bị ăn mòn quá quy định. Dấu vết xì môi chất ở các bộ phận chịu áp lực và ở các mối hàn, mối nối.
- Kiểm tra kỹ thuật bên trong
- Kiểm tra tình trạng bề mặt kim loại các bộ phận chịu áp lực của bình.
- Kiểm tra tình trạng cặn bẩn, han gỉ, ăn mòn thành kim loại bên trong của bình chịu áp lực.
- Kiểm tra tình trạng mối hàn, bề mặt kim loại các bộ phận chịu áp lực của bình chịu áp lực. Khi có nghi ngờ thì yêu cầu cơ sở áp dụng các biện pháp kiểm tra bổ sung phù hợp để đánh giá chính xác hơn.
- Đối với những vị trí không thể tiến hành kiểm tra bên trong khi kiểm định. Thì việc kiểm tra tình trạng kỹ thuật phải được thực hiện theo tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo. Trong tài liệu phải ghi rõ: hạng mục, phương pháp và trình tự kiểm tra.
- Trường hợp bình chịu áp lực có ống chùm. Nếu thấy nghi ngờ về tình trạng kỹ thuật trong khu vực ống chùm thì phải yêu cầu cơ sở tháo từng phần hoặc toàn bộ ống chùm ra để kiểm tra.
- Khi không có khả năng kiểm tra bên trong do đặc điểm kết cấu của bình chịu áp lực. Cho phép thay thế việc kiểm tra bên trong bằng thử thủy lực với áp suất thử quy định. Và kiểm tra những bộ phận có thể khám xét được.
- Khi phát hiện có những khuyết tật làm giảm độ bền thành chịu áp lực (thành bị mỏng, các mối nối mòn…). Cần giảm thông số làm việc của bình chịu áp lực. Việc giảm thông số phải dựa trên cơ sở tính lại sức bền theo các số liệu thực tế.
Mọi bình chứa khí nén, bình chịu áp lực, bình tích khí, bình tích áp được cung cấp từ Khí Nén 24h đều được kiểm định. Kiểm định chất lượng tại xưởng sản xuất, chế tạo. Và kiểm định an toàn tại nơi sử dụng. Mọi yêu cầu, thắc mắc có thể liên hệ Hotline: 092 559 5899 để được hỗ trợ tư vấn. Rất hân hạnh được phục vụ!